Skip to main content

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Quan Sơn là một xã vùng I nằm ở phía Đông Nam huyện Chi Lăng, cách trung tâm huyện 8km có diện tích đất tự nhiên là 5.521,94 ha; Địa giới hành chính của xã được xác định như sau:

+ Phía Bắc giáp xã Lâm Sơn;

+ Phía Nam giáp xã xã Cấm Sơn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang;

+ Phía Đông giáp xã Hữu Kiên;

+ Phía Tây giáp xã Mai Sao, Nhân Lý, Thị trấn Đồng Mỏ.

- Địa hình: Quan Sơn chủ yếu là đồi núi đất.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 829,63 ha chiếm 15,02% diện tích đất tự nhiên; Đất lâm nghiệp 4.414,75 ha chiếm 79,94 % diện tích đất tự nhiên (trong đó: đất rừng sản xuất 3.499,14 ha, chiếm 63,36% đất tự nhiên). Toàn xã có 931 hộ, có 4.031 nhân khẩu, được hình thành 12 thôn (hiện nay 9 thôn), với 14 Chi bộ, bao gồm 9 Chi bộ thôn, 3 Chi bộ trường học, 1 Chi bộ trạm y tế. Có 3 dân tộc chính Tày, Nùng, Kinh cùng sinh sống, dân tộc thiểu số chiếm 87%, dân tộc kinh chiếm 13%.

Cấu tạo tự ở Quan Sơn đã dẫn hình thành nhiều núi cao bao bọc trong đó có 2 ngọn núi cao nhất  là đỉnh Thái Họa cao 626m và đỉnh Vua ngự cao 558m.

Khí hậu ở Quan Sơn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nguồn nước ngọt tự nhiên.

Xã có hai tuyến đường Quốc lộ 279 và Tỉnh lộ 250 đi qua. Tuyến Quốc lộ 279 nối từ thôn Than Muội Thị trấn Đồng Mỏ qua thôn Làng Thượng, Làng Hạ sang xã Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

Tuyến tỉnh lộ 250 nối từ thị trấn Đồng Mỏ qua thôn Khun Áng Thị trấn Đồng Mỏ qua Đèo Ý chạy qua trung tâm xã nối liền với xã Hữu Kiên.

Ngoài ra còn một số tiến đường liên xã nối từ Quốc lộ 279 thôn Làng   Thượng lên trung tâm xã. Hệ thống đường giao thông liên thôn liên xã được cải tạo và nâng cấp, đi lại thuận tiện, phục vụ cho việc sản xuất, giao thương buôn bán và đi lại sinh hoạt của nhân dân.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp là Đảng bộ xã Quan Sơn, quân và dân xã Quan Sơn đã chiến đấu kiên cường, anh dũng trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

          Trải qua quá trình xây dựng và phát triển từ từ hai xã Gia Quan và Sơn Trang sáp nhập lại thành xã Quan Sơn năm 1946. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Quan Sơn dưới sự lãnh đạo của Đảng, Trực tiếp là Đảng bộ huyện Chi Lăng đã phát huy được những truyền thống quý báu, vượt lên những khó khăn thách thức, xây dựng quê hương Quan Sơn phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và xây dựng Đảng

Nhân dân Quan Sơn có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, trong năm người dân tổ chức ăn tết Nguyên Đán, Tết mùng 3 tháng 3, mùng 5 tháng 5, rằm tháng 7, mừng lúa mới ( rằm tháng 8), mùng 10 tháng 10.

Ngày trước cả xã có 4 ngôi đình làng ở Làng Trang, Làng Hăng, Làng Mủn, Củ Na thờ các vị tướng có công chống giặc ngoại xâm, cúng thần linh đểu cầu cho xã tắc dân an, mưa thuận gió hòa, mùa vàng tươi tốt  và là nơi để họp bàn việc làng, việc xã. Trải qua các cuộc kháng chiến chống  Pháp, chống Mỹ, các ngôi đình trên các ngôi đình trên đã bị quân địch đốt cháy, bắn phá, hiện nay Quan Sơn không có ngôi đình, chùa nào được công nhận di tích lịch sử.

Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Quan Sơn luôn tự hào về tinh thần đoàn kết, tính cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, lòng yêu quê hương đất nước nồng nàn, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương đất nước.

Ngày nay Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Quan Sơn đang ngày càng phát triển phát huy tinh thần và ý chí, vượt lên những khó khăn, thách thức, cùng hỗ trợ lần nhau trong phát triển kinh tế, gìn giữ các nét đẹp bản sắc văn hóa của dân tộc mình, cùng nhân dân xã dân tộc huyện nhà thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, văn hóa xã hội…

 

 

About